Có hàng vạn loài cây trên thế giới, có hàng triệu hương hoa từ loài Thảo Mộc nhưng xuyên suốt chiều dài lịch sử vượt qua mọi thời gian và chiều sâu văn hóa tâm linh với mọi tôn giáo tín ngưỡng. Vậy ý nghĩa cuả Trầm hương là gì? Thực tế tính cao quỵ́, tính linh thiêng của Trầm Hương đã được ghi nhận, Trầm hương được mệnh danh là linh hương mà các tôn giáo lớn trên thế giới (Ấn Độ giáo, Do Thái giáo, Hồi giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo) dùng khi hành lễ. Các tôn giáo tín ngưỡng khác nhau đều mang một màu sắc riêng cũng như cách dùng khác nhau. Tuy nhiên, các tôn giáo cũng có những mục đích giống nhau với một ý nghĩa của Trầm hương chung đều thể hiện là sử dụng Trầm hương trong các nghi lễ trọng đại như: thanh lọc không khí, tẩy uế, xua đuổi tà ma, là cầu nối để dẫn đến đấng Chúa trời, Phật,…
Có lẽ không ngẫu nhiên mà tất cả các tôn giáo và tín ngưỡng lại có thể có điểm chung đến như vậy. Có lẽ trầm hương là một phần của dòng chảy lịch sử phát triển của loài người và đã chứng minh được sự quý hiếm và nhiệm màu của mình. Trong phạm vi bài viết Trầm hương Xứ Quảng mời bạn cùng điểm Ý nghĩa của Trầm hương trong đại diện 5 tôn giáo lớn trên thế giới:
Ý nghĩa của Trầm hương trong Phật giáo
- Trong văn hóa-nghi thức của Đạo Phật: Từ xa xưa, ý nghĩa của Trầm hương thể hiện ở Trầm hương (dạng miếng hay bột) đã được dùng để xông đốt khi thiền định, tụng kinh và gần như trong mọi nghi lễ linh thiêng khác. Một số văn bản Phật giáo có đề cập đến việc sử dụng hương liệu trong các nghi lễ tôn giáo. Ví dụ:
-
Trong bộ Jātaka – tập hợp những tác phẩm văn học phong phú về tiền thân Đức Phật (khoảng TK IV TCN), ý nghĩa của Trầm hương được nhắc đến trong quyển VI số 542. Văn bản này khắc họa việc phụ nữ sử dụng nước hoa trong câu chuyện về một vị vua cố gắng bước vào thế giới của thần thánh thông qua nghi lễ hiến tế những tài sản quý giá nhất, bao gồm chính gia đình ông. Để chuẩn bị cho nghi lễ, các hoàng tử được đưa lên đài tế; tại đó, các quý bà trong hoàng tộc cùng những phụ nữ khác trong kinh thành mang trên mình “trầm hương, đàn hương, đá quý và lụa là gấm vóc” cúi chào (các) con trai là Canda-Suriya lần cuối trước khi tiến hành nghi lễ hiến tế của nhà vua. Cả trầm hương và đàn hương, kết hợp cùng những vật phẩm có giá trị khác, được sử dụng như là dấu hiệu của sự tôn kính và đã được dùng làm những sản phẩm có hương thơm quý giá từ thời kỳ cổ đại.
-
Xem thêm các Loại Trầm hương miếng Xông đốt
-
-
Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn (Mahāyāna Mahāparinirvāṇa Sūtra), ý nghĩa của Trầm hương thể hiện việc sử dụng hương liệu được đề cập đến trong chương mở đầu, mô tả một loạt những sự kiện xảy ra khi Phật bắt đầu nhập Niết bàn. Một đoạn miêu tả nhắc tới việc sử dụng gỗ thơm để hỏa thiêu cơ thể của Như Lai: “mọi người cầm trong tay hàng chục nghìn bó gỗ thơm như đàn hương và trầm hương”. Trầm hương cũng được dùng làm củi đốt khi nhóm lò nấu ăn cho Phật và Tăng đoàn.
- Trong Chuyện Chư thiên (Vimānavatthu) – tuyển tập 85 ý nghĩa của Trầm hương thể hiện ở bài thơ về niềm hạnh phúc của những người được tái sinh trong cõi trời và về những việc lành dẫn đến phần thưởng xứng đáng này, có một số dẫn chứng về việc sử dụng nước hoa/dầu thơm.
- Trong bài thơ 35 (7), Thứ Bảy: ý nghĩa của Trầm hương thể hiện ở Thiên Cung của Sesavati (Sesavatīvimāna), trong lễ tang của Tôn giả Sāriputta đáng kính, trầm hương, đàn hương, và những loại gỗ tương tự là một phần tạo nên dàn hỏa thiêu cao vài trăm cubit. 5 sản phẩm hương thơm tự nhiên đại diện cho bài phát biểu của 5 vị Phật, bao gồm gỗ đàn hương, trầm hương, nhựa thông hoặc cây bách xù, long não và rễ cỏ vetiver.
- Theo kinh Pháp hoa (Phẩm thứ 19 – Pháp sư công đức), thiện-nam-tử hay thiện-nữ-nhân nào thọ trì Kinh Pháp Hoa, hoặc đọc, hoặc tụng, hoặc giải nói, hoặc biên chép, người đó sẽ được tám trăm công đức nơi mũi, có thể dùng tỷ căn thanh tịnh đó ngửi khắp cõi tam thiên đại thiên, thưởng được các mùi hương trên Cõi Trời, đặc biệt là mùi Trầm hương.
- Trong kinh Hoa Đà cũng có phần viết “Đức Phật giáng xuống khi hương trầm bay lên”
-
- Gỗ thơm được dùng với tính chất tượng trưng và nghi lễ trong những tác phẩm điêu khắc có giá trị, để biến những tác phẩm này thành một vật thiêng. Trầm hương là một trong số những vật mang tính nghi lễ (như xà cừ, ngọc lưu ly, pha lê và lụa, và bốn loại gỗ thơm bao gồm gỗ hồng mộc) được tìm thấy bên trong tượng Phật Di Lặc làm bằng đồng từ năm 486. Rõ ràng, việc sử dụng các sản phẩm có hương thơm là một phần quan trọng trong truyền thống Phật giáo, và trầm hương là một trong số những sản phẩm có giá trị nhất.
- Trong Phật Giáo, ý nghĩa của Trầm hương trong việc xông đốt trầm là để khai mở luân xa, để nhập thiền, và để cảm nhận thấy “Niết Bàn”. Trầm hương hiện diện trong tất cả các nghi lễ, mà Phật giáo để hướng đến những điều thiện luân, tu tâm, hướng thiện, từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha, tất cả đều tập trung vào tâm thức của con người. Người ta nói “tâm sinh ma”, khi tâm thức bị nhiễu động, sinh ra những tạp niệm, tác động đến hành vi của con người dẫn đến sa ngã, sợ hãi, gặp nhiều điều xấu, ma quỷ từ tâm mà ra.
- Trong Chư tăng, Phật tử: trầm hương mang những ý nghĩa và nguồn năng lượng tương đồng với đạo lý Phật giáo. Chư tăng, Phật tử ở khắp nơi trên thế giới còn sử dụng các chuỗi Trầm 108 hạt (tràng hạt) khi tụng kinh niệm Phật. Quan niệm rằng Tràng hạt làm bằng Trầm hương khi được sưởi ấm bởi nhiệt độ cơ thể, chuỗi hạt Trầm tỏa ra mùi hương thanh tao giúp con người tịnh tâm, thư thái. Mùi hương trầm có tác dụng an thần, nâng cao khả năng tập trung, minh mẫn, định thần, thường được dùng trong việc thiền định, giúp tâm kiên định, thư thái, từ đó mà xua đuổi những thứ tà tâm, ma quỷ vì ý nghĩa của Trầm hương là trừ tà, giảm stress.
Xem thêm: Ý nghĩa của Trầm hương phần II: Thiên Chúa Giáo
Ý nghĩa của Trầm hương trong Ấn Độ Giáo
- Trong Ấn Độ giáo: trầm hương là mùi của vị thần Krishna – vị thần hiện thân của tình yêu, đại diện cho tri thức của nhân loại.
- Sử thi tiếng Phạn Mahābhārata (kể về giai đoạn 1493-1443 TCN trong lịch sử Ấn Độ) mô tả việc sử dụng nước hoa vì mục đích xa hoa, hưởng thụ và an lạc của con người. Trong tài liệu này, ý nghĩa của Trầm hương thường là một biểu hiện của sự giàu có, một sự tôn vinh, hay một lời chào hỏi. Trong cuốn sách đầu tiên của bộ Mahābhārata, người dân thành phố cổ đại Khandavaprastha đón tiếp những vị khách phương xa (Madhava và các bộ tộc bộ lạc khác) bằng cách lấp đầy cả thành phố “bằng hương thơm ngọt ngào của trầm hương cháy”:
- Trong quyển 1, ý nghĩa của Trầm hương mô tả ở việc sử dụng trầm hương để thể hiện địa vị và sự giàu có được trình bày cụ thể trong phần mô tả về một nhà hát ở ngoại ô thủ đô của Vua Drupada (Kamapilya), được “bao quanh về mọi phía bởi những bức tường cao và một con hào, tỏa hương với trầm hương đen, được vẩy nước trộn lẫn tinh dầu gỗ đàn hương và trang trí bằng những vòng hoa”. Các biệt thự bao quanh nhà hát này cũng “thơm ngát với mùi trầm hương tuyệt vời”, và những vị quý tộc ở trong các ngôi nhà này thì “ám ảnh với mong muốn vượt trội hơn người khác” và “tất cả đều được tô điểm bằng mùi thơm của trầm hương đen”.
-
- Trong Quyển 2 miêu tả chi tiết rằng lâu đài của các vị vua “treo đầy những vòng hoa và tỏa mùi trầm hương tuyệt hảo”. Quyển này cũng miêu tả là sau khi người Bharata chinh phục được các bộ lạc Mlechchha, những kẻ bại trận bị buộc phải cống nạp nhiều những vật phẩm có giá trị như gỗ đàn hương và trầm hương. Việc sử dụng trầm hương và nhiều chất thơm khác trong văn bản này cho thấy mối quan hệ lâu dài cũng như sự tôn sùng đối với các sản phẩm có hương thơm.
Về trầm hương Việt Nam
Có khoảng 7 quốc gia ở Đông Nam Á có trầm hương, nhưng không có nơi đâu trầm nhiều và chất lượng như ở Việt Nam. Không những thế Trầm hương Việt Nam được đánh giá là tốt nhất thế giới bởi ngay các quốc gia khó tính như Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (Dubai), Đông Bắc Á… người ta đã biết đến giá trị của trầm Việt Nam. Hay hiện nay, ở Hoàng cung Nhật Bản đang trưng bày một khối kỳ nam có xuất xứ từ Việt Nam và được họ coi là quốc bảo.
Tại Việt Nam, những nơi có núi cao rừng rậm trải dọc theo dãyTrường Sơn đều có Trầm, đặc biệt các vùng như Phú Yên, Bình Định, Quảng Nam, Khánh Hoà ….
Nguồn từ Duy Bình (ordi.vn) & Tổ̀ng hợp
- 8 trường hợp thường xông đốt Trầm Hương trong đời sống
- Ý nghĩa của Trầm Hương trong Trà đạo
- Ý nghĩa của Trầm hương trong Hương đạo
Tại Trầm hương Xứ Quảng, chúng tôi cam kết cung cấp sản phẩm Trầm hương nguyên chất chất lượng với giá cả phải chăng để quý khách hàng xông đốt như: trầm hương miếng, nụ xông trầm hương, nhang trầm hương, bột trầm hương nguyên chất….Mọi thông tin cần giải đáp, tư vấn xin vui lòng liên hệ:
TRẦM HƯƠNG XỨ QUẢNG
Hotline: 0913.055.356 | 0913.177.155
Email: [email protected]
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CÔNG NGHỆ SAPPHIRE
480/12 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 11, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh
T: (028) 3636.9596 | E: [email protected] | W: https://sateco.vn