Lịch sử làng nghề làm hương Quán Hương
Có một làng nghề ra đời cách đây 250 năm, trải qua các giai đoạn thăng trầm của lịch sử, cư dân nơi đây vẫn duy trì và phát triển, bởi nghề này đã mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể, tạo việc làm và tăng thu nhập cho nông dân khi mùa vụ nhàn rỗi_ Đó là làng nghề làm hương Quán Hương ở Khu phố 4, thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, người dân còn gọi là làng Quán Hương.
Xem thêm: Làng nghề Hương Đen Làng Chóa – Bắc Ninh
Hiện nay, ở làng nghề làm hương Quán Hương – Thị trấn Hà Lam huyện Thăng Bình có hơn 350 hộ đang làm hương, giải quyết việc làm cho 450 lao động nông nghiệp khi mùa vụ nông nhàn.
Có 5 cơ sở đóng tại làng nghề vừa xay bột nguyên liệu, vừa kinh doanh các loại bột nguyên liệu khác do chưa sản xuất được để cung cấp cho nhu cầu sản xuất hương của các hộ. Với sản lượng cung cấp hàng tháng là 480 tấn gồm: bột quế, bột keo, bột cưa và các loại bột khác. Ngoài ra, còn cung cấp các nguyên liệu khác như: cây chu và nhãn mác cho các hộ trong làng nghề. Mỗi năm, thị trường tiêu thụ trên 50.000 muôn hương (01 muôn tương đương với 10.000 cây), doanh thu trên 7 tỷ đồng.
Theo anh Lê Văn Anh ở tổ 4 khu phố 4 với 23 năm theo nghề làm hương tâm sự; “Nghề làm hương không vất vả như nghề nông nhưng có thu nhập cao và có điều kiện giải quyết việc làm trong gia đình. Người lớn thì đảm nhận khâu nhồi bột, nhúng hương, trẻ em và người già thì xe hương và gói hương”.
Nhiều hộ có thu nhập cao ở làng hương với mức trên 50 triệu đồng/năm nhờ sản xuất các loại hương trầm, hương quế, hương bổi. Một ngày có hộ sản xuất 2 muôn hương, đó là ngày thường, còn dịp tết, ngày rằm hàng tháng thì sản lượng tăng gấp 3 lần. Thị trường tiêu thụ chủ yếu ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam và các tỉnh Tây Nguyên, Đồng Nai, một số xuất khẩu sang Lào và Campuchia
Đến định hướng phát triển làng nghề làm hương Quán Hương – Hà Lam- Quảng Nam
Với hiệu quả kinh tế từ làng nghề làm hương Quán Hương mang lại, UBND tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt dự án khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống làm hương thị trấn Hà Lam với tổng kinh phí gần 6 tỷ đồng, với qui mô nội dung đầu tư gồm:
- Khu trưng bày sản phẩm, xây dựng cơ sở sản xuất tập trung
- Khu nhà xưởng, công trình phục vụ sản xuất, trạm biến áp điện 100KVA, đường dây hạ thế và chiếu sáng
- Hệ thống cấp thoát nước và hệ thống xử lý môi trường, thiết bị chẻ tre làm chu hương, máy xay bột, bàn xe, giàn phơi, thiết bị sấy, đào tạo chuyển giao công nghệ, mua xe vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm.
Xem thêm: Làng nghề Hương Bình Chánh – Tp Hồ Chí Minh
Trong tổng mức đầu tư do ngân sách tỉnh, huyện hỗ trợ và vay Ngân hàng, nhân dân làng nghề phải đóng góp trên 2,3 tỷ đồng. Huyện Thăng Bình đang xúc tiến triển khai dự án này. Bước đầu đã xây dựng cổng làng, làm đường bê tông dài 1100 mét, trồng cây cau hai bên đường đã tạo ra cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp.
Đặc biệt, đã chuyển giao công nghệ sản xuất hương vòng Hà Tây vào làng nghề. Cây hương vòng có nhiều ưu điểm như kích thước gọn, dễ vận chuyển và bảo quản, thời gian cháy lâu, không phụ thuộc vào nguồn chu như sản xuất hương cây, do đó, làng nghề có thể tăng tính chủ động trong sản xuất ngay từ nguyên liệu đầu vào.
Qua chuyển giao công nghệ, bà con đã sản xuất hai loại hương vòng 24 giờ và 48 giờ tham gia hội chợ làng nghề Xưa và Nay năm 2006 và hội chợ Xuân Đinh Hợi của tỉnh được đánh giá cao và đã có nhiều hộ trong tỉnh đăng ký bán sản phẩm hương của làng nghề.
Thực tế cho thấy, sản xuất hương vòng đã đem lại lợi nhuận cao nhưng phải có sự đầu tư mua sắm trang thiết bị và có chính sách ưu đãi đối với làng nghề.
Xem thêm: Ý nghĩa Nhang Trầm hương
Làng nghề làm hương Quán Hương được khôi phục và phát triển sẽ tạo ra một diện mạo mới về làng nghề truyền thống nông thôn với phương thức sản xuất mang tính tập trung, đảm bảo môi trường và đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao, góp phần tăng trưởng nền kinh tế địa phương trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn theo nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Thăng Bình đã đề ra.
Nghề hương cũng chính là nét văn hóa đặc trưng của quê hương Thăng Bình, trong tương lai không xa sẽ thu hút khách du lịch thập phương đến với làng nghề làm hương Quán Hương
Thúy Ưu-Nam Quang – Nguồn ktht.thangbinh.quangnam.gov.vn
- Làng nghề Hương Trầm Quỳ Châu – Nghệ An
- Làng nghề Hương xạ Hoàng Xá-Hải Dương
- Làng nghề Hương Trầm xứ Huế
- Làng nghề Hương xạ Cao Thôn – Hưng Yên
- Làng nghề Hương Trầm Vĩnh Phước – Đà Nẵng
- Làng nghề Hương Trầm Bình Chánh – Thành phố Hồ Chí Minh
- Làng nghề Hương Đen Làng Chóa – Bắc Ninh
- Làng Hương Phia Thắp – Cao Bằng
- 5 Làng nghề Hương nổi danh đất Việt
Về chúng tôi:
Tại Trầm hương Xứ Quảng, chúng tôi cam kết cung cấp đến thị trường sản phẩm là từ trầm hương nguyên, không sử dụng gỗ trầm hương ghép và các loại khác tương tự. Chính sách bảo hành đánh bóng được cam kết vĩnh viễn trong suốt quá trình sử dụng khi Quý khách hàng mua hàng đối với các loại trang sức Trầm hương.
Mọi thông tin cần giải đáp, tư vấn xin vui lòng liên hệ:
TRẦM HƯƠNG XỨ QUẢNG
Hotline: 0913.055.356 | 0913.177.155
Email: [email protected]
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CÔNG NGHỆ SAPPHIRE
480/12 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 11, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh
T: (028) 3636.9596 | E: [email protected] | W: https://www.sateco.vn