1.Giấy phép CITES là gì?
Trước khi đưa ra khái niệm về giấy phép CITES, chúng ta cần hiểu về CITES là gì?
a. Công ước CITES
Thuật ngữ CITES được viết tắt từ Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora. Đây là Công ước về thương mại quốc tế các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp – Gọi tắt là công ước CITES là hiệp ước đa phương của các nước trên thế giới để bảo vệ động vật hoang dã. khóa học chứng chỉ kế toán trưởng
Năm 1994, Việt Nam tham gia và trở thành thành viên thứ 121của Công ước CITES. Theo đó, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 82/2006/NĐ-CP về quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, quá cảnh, nhập nội từ biển gây nuôi và trồng cấy nhân tạo các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp nhằm thực thực thi Công ước này.
Hiện nay, Cơ quan quản lý CITES được đặt tại Tổng cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
Cơ quan quản lý CITES bao gồm:
- Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
- Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường
- Viện Khoa học Lâm nghiệp
- Viện ngiên cứu Hải sản.
b.Giấy phép CITES
Giấy phép CITES hay chứng chỉ CITES là loại giấy tờ do Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cấp nhằm hỗ trợ xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển mẫu vật các loại động, thực vật quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES. Giấy phép do Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cấp để xuất khẩu mẫu vật các loài động, thực vật nguy cấp, quý hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam, không quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES.
2.Hồ sơ cấp Giấy phép CITES
Hồ sơ cấp Giấy phép CITES căn cứ theo mục đích sử dụng của đối với mặt hàng này. Có thể liệt kế các trường hợp như sau: báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp
a.Giấy phép CITES nhập khẩu mẫu vật vì mục đích thương mại:
Bộ hồ sơ bao gồm:
- Đơn vị đề nghị cấp giấy phép, chứng chỉ
- Bản sao chụp hợp đồng giao kết thương mại giữa các bên có liên quan
- Bản sao chụp giấy phép xuất khẩu, tái xuất khẩu do Cơ quan quản lý CITES của nước xuất khẩu, tái xuất khẩu cấp.
Trường hợp mẫu vật nhập khẩu là động vật, thực vật hoang dã còn sống, hồ sơ còn bắt buộc có các giấy tờ sau: hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Giấy xác nhận đủ điều kiện nuôi, giữ, chăm sóc đối với động vật, thực vật trên cạn của Cơ quan kiểm lâm cấp tỉnh hoặc xác nhận của cơ quan quản lý chuyên ngành về thủy sản ở cấp tỉnh đối với các loại thủy sinh;
Xác nhận của Cơ quan Khoa học CITES Việt Nam về việc nhập khẩu mẫu vật đó không ảnh hưởng xấu đến môi trường và việc bảo tồn các loài động, thực vật trong nước;
Quyết định công nhận giống vật nuôi mới, cây trồng mới và đưa vào Danh mục giống vật nuôi, giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh của Cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp loài động, thực vật đó lần đầu tiên được nhập khẩu vào Việt Nam.
Trường hợp nhập khẩu vì mục đích thương mại thường sẽ chịu nhiều thủ tục hơn các trường hợp còn lại.
b.Giấy phép CITES nhập khẩu mẫu vật không vì mục đích thương mại
Bộ hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép, chứng chỉ
- Bản sao chụp văn bản ký kết về chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học hoặc văn bản xác nhận quà biếu, cho, tặng, ngoại giao do Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (đối với mẫu vật nghiên cứu khoa học, ngoại giao)
- Bản sao chụp quyết định giử mẫu vật đi tham dự triển lãm hoặc biểu diễn xiếc của Cơ quan có thẩm quyền (đối với mẫu vật để triển lãm, biểu diễn xiếc);
- Bản sao chụp giấy phép xuất khẩu do Cơ quan quản lý CITES nước xuất khẩu cấp.
c.Giấy phép CITES nhập khẩu mẫu vật săn bắn:
Hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép, chứng chỉ
- Bản sao chụp giấy phép xuất khẩu do Cơ quan quản lý CITES nước xuất khẩu cấp.
Trình tự và cách thức thực hiện thủ tục đề nghị cấp các loại Giấy phép CITES, chứng chỉ CITES áp dụng như sau:
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp một bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện cho mỗi lần đề nghị cấp phép đến Cơ quan quản lý CITES Việt Nam hoặc Cơ quan quản lý CITES Việt Nam phía Nam.
3.Trình tự thực hiện thủ tục Giấy phép CITES
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định trong hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ. Chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cơ quan tiếp nhập hồ sơ phải hoàn thành việc thẩm định và cấp Giấy phép CITES, chứng chỉ CITES.
- Trường hợp hồ sơ phải chờ xác nhận , thẩm định, tư vấn của Ban Thư ký CITES quốc tế, Cơ quan Khoa học CITES và Cơ quan quản lý CITES của các nước thành viên có liên quan thì trong vòng 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đó.
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận 1 giấy phép, chứng chỉ gốc vào giờ hành chính các ngày trong tuần tại bộ phận tiếp nhận và kết quả giải quyết thủ tục hành chính (nơi đã nộp hồ sơ). Trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có thêm giấy ủy quyền và chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người ủy quyền.
Bài viết liên quan
- Thông tư số 90/2011/TT-BTC- miễn thuế xuất khẩu Trầm hương
- Trình tự thủ tục hành chính khi Xuất, Nhập khẩu Trầm hương
- Luật hải quan mới nhất số 54/2014/QH13
Về chúng tôi:
Tại Trầm hương Xứ Quảng, chúng tôi cam kết cung cấp đến thị trường sản phẩm là từ trầm hương nguyên, không sử dụng gỗ trầm hương ghép và các loại khác tương tự. Chính sách bảo hành đánh bóng được cam kết vĩnh viễn trong suốt quá trình sử dụng khi Quý khách hàng mua hàng đối với các loại trang sức Trầm hương.
Mọi thông tin cần giải đáp, tư vấn xin vui lòng liên hệ:
TRẦM HƯƠNG XỨ QUẢNG
Hotline: 0913.055.356 | 0913.177.155
Email: [email protected]
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CÔNG NGHỆ SAPPHIRE
480/12 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 11, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh
T: (028) 3636.9596 | E: [email protected] | W: https://www.sateco.vn